Thursday, May 22, 2014

Giới thiệu võ thuật cổ truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.

Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!” Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ Ta" bằng tên gọi "võ cổ truyền Việt Nam"có thể “vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa” trong môn võ đẹp này."
Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng. Toàn quốc Việt Nam, trước năm 1945, ai cũng nghe danh Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế, đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng khắp năm châu. Sau năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Quý và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế tiếp là Võ Sư kiêm Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng Môn Việt Đạo Quán Thế Giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kể trên được mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn BáiBá CátBảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA),và Tổng Hội Võ Sư Nghiên Cứu Và Phổ Biến Võ Học Việt Nam, gọi tắt là Tổng Hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là:Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long CươngQuách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam.
Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 1963Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có  Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước trong khu vực, như: Thái LanIndonesiaHồng KôngĐài LoanLàoCampuchia... Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong trong khu vực. Bốn võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn LànhTrần XilXuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và "Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và quân đội Khmer đỏ tấn công Việt Namnhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc[cần dẫn nguồn]. Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành năm 1991. Tuy nhiên, do nhiều lý do, từ đó cho đến năm 2007, võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển như những môn võ thuật có thi đấu quốc tế như: TaekwondoJudoKaratedoWushuPencak silatBoxingVovinam..

Lão hổ thượng sơn

LÃO HỔ THƯỢNG SƠN

CLIP: Lão Hổ Thượng Sơn

Ảnh minh họa


Lão hổ thượng sơn (cọp tinh trên núi) là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 chọn đưa vào chương trình đào tạo, thi đấu và biểu diễn bắt buộc của tất cả các môn phái võ thuật cổ truyền trong toàn quốc.
LỊCH SỬ
Xuất xứ ban đầu của bài thuộc võ phái Nam Tông, một võ phái cổ truyền Việt Nam do võ sư Lê Văn Kiển (tục gọi là thầy Tám Kiển) sáng lập, có gốc ban đầu từThiếu Lâm Bạch HạcTrung Quốc. Lão hổ thượng sơn là bài quyền trấn môn của võ phái này nên trước đây chỉ được truyền dạy cho học trò cao cấp.
BÀI THIỆU


Bạch hổ khởi động, chấp thủ khai mã
Song thủ cước pháp, đồng tử dâng quả, lưỡng thủ khai môn
Đại bàng triển dực, đơn tọa phục hổ
Hữu thủ yểm tâm, hồi đầu thoái tọa, nhất cước phá đao
Hồi mã đả hổ, nhất quyền đả khứ
Lão hổ vồ mồi, ngũ phong đả bồi, song đao phạt mộc
Hoành thân tọa thủ, song phi cước khứ
Long quyền đả khứ, tả hữu đả diện, cuồng phong tróc nã
Thối tọa hữu biên, tả thủ phá cước
Hoành thân phục hổ, hữu thủ yểm tâm, ngũ phong đả diện
Thoái tọa tả biên, hữu cước đảo địa
Đơn tọa phục hổ, tả thủ yểm tâm, ngũ phong đả diện
Hoành thân đoạt ngọc, tả cước tảo địa
Đơn tọa phục hổ, hữu thủ yểm tâm, lưỡng thủ vạn nang
Âm dương nhứt bộ, Đơn tọa phục hổ.
Tả thủ yểm tâm, long quyền đoạt nhãn, lưỡng thủ tả cước
Thanh sư xuất động, hoành thân /thoái bộ
Hữu thủ yểm tâm, long quyền đoạt nhãn, lưỡng thủ hữu cước
Tàng hoa đơn toạ, tướng quân bạt kiếm, bái tổ thâu mã.
ĐẶC ĐIỂM
Dựa trên hình tượng của hổ một trong 5 loài đó là: Long - Xà - Hổ - Báo - Hạc. Hổ là loài được xếp vào hàng chúa sơn lâm, bài quyền mang thần thái uy nghi, tự chủ. Các chiêu thức dựa trên triết lý "dĩ nhu chế cương" nên dứt khoát mà không thô kệch, cứng rắn; mạnh mẽ nhưng biến ảo trong những thủ pháp đặc dị. Bộ pháp và Thân pháp nhịp nhàng biến hóa, hỗ trợ cho thủ pháp luôn che phủ kín thân mình khi phòng thủ và dũng mãnh khi tấn công. Khi chậm thì ung dung, thư thái, khi nhanh thì uy lực, dữ dội.
Võ sư Lê Văn Phước, con trai của chưởng môn Lê Văn Kiển - giải thích về chữ "Lão hổ" trong tên bài quyền: Có sự ngộ nhận cho rằng Lão Hổ có nghĩa là cọp già. Thật ra phải thấy được hình tượng ẩn giấu đằng sau ngôn từ đó mới hiểu được dụng ý của người xưa. Lão Hổ ở đây hàm ý là cọp đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử thách, là hành trình mà bất cứ bậc cao thủ nào cũng phải đi qua.

Huỳnh long độc kiếm

HUỲNH LONG ĐỘC KIẾM

CLIP: Huỳnh Long Độc Kiếm

Ảnh minh họa

Huỳnh long độc kiếm (còn gọi là Huỳnh long kiếm phápHuỳnh long đơn kiếm hay Huỳnh long thảo pháp) là bài đơn kiếm được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 3 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1995 lựa chọn đưa vào danh sách các bài quốc võ. Sau hội nghị, các võ sư và các huấn luyện viên đã dần đưa bài vào giảng dạy và thi đấu bắt buộc tại các võ đường võ cổ truyền trên toàn quốc.
LỊCH SỬ
Theo võ sư Phạm Đình Trọng ở Lâm Đồng, bài Huỳnh long độc kiếm có nguồn gốc như sau: trong thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, có ông Trương Tam Phong (chỉ trùng tên, không phải Trương Tam Phong của phái Võ Đang) tinh thông văn võ, đã vẽ tặng bạn là Âu Dương Phương 9 bức họa đồ, trong đó có hai bức Ngũ long nhập động (5 rồng vào động) và Ngũ long xuất động (5 rồng rời động). Đến thời Hậu Lê, ở Việt Nam võ sư Sa Viên, hiệu là Sơn Nhân, sau khi xem hai bức họa trên đã diễn tả thành hai bộ quyền kiếm là Ngũ long quyền và Ngũ long kiếm. Hai bộ quyền kiếm nói trên thuộc sở hữu của môn phái Sa môn võ đạo, trong đó bài Huỳnh long độc kiếm thuộc bộ Ngũ long kiếm được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn.
LỜI THIỆU
Lời thiệu của bài viết bằng thể thơ lục bát gồm 16 câu. Một số câu chưa được tiệp vần cho thấy rất có thể lời thiệu đã ít nhiều bị thiếu sót, sai lạc qua thời gian:
Diện tiền bái tổ kính sư
Hồi thân trụ bộ vẽ người hiên ngang
Kiếm ôm theo bộ xung thiên
Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào
Phụng đầu thế kiếm dương cao
Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang
Chém rồi bên tả tránh sang
Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày
Kiếm loan long ẩn vân phi
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn
Rút về phong tỏa đôi bên
Dùng đòn hạc tấn tiến lên chớ chầy
Xà hành nghịch thủy cho hay
Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu
Thoái hồi đơn phụng quang châu
Chân đi xà bộ kiếm hầu tổ sư.
ĐẶC ĐIỂM
Sử dụng trường kiếm có độ dài khoảng 0,8m đến 1m.

Siêu Xung Thiên

SIÊU XUNG THIÊN

CLIP: Siêu Xung Thiên
Ảnh minh họa

Siêu xung thiên (còn gọi là Đại đao xung thiênXung thiên đại đaoTứ trụ siêu xung thiênSiêu bát quái, trong dân gian gọi là Siêu ông) là bài đại đaođược Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 bình chọn, thống nhất là một trong những bài binh khí tiêu biểu cho quốc võ dân tộc. Sau khi bình chọn, bài được giới thiệu, tập luyện tại các võ đường võ cổ truyền và đưa vào chương trình thi đấu, biểu diễn bắt buộc trong toàn quốc.
LỜI THIỆU
Lời thiệu của bài, trừ câu bái tổ khởi đầu và kết thúc, là một bài thơ theo thể Đường luật thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu). Một số võ đường có dị bản của bài thiệu này chỉ bao gồm 7 câu, có một số câu khác biệt, cho thấy những sai lạc về lời thiệu là hiện tượng rất phổ biến trong các môn phái võ thuật của Việt Nam.
Bái tổ
Xung thiên đề đao trảm phản nghinh
Lôi phong trá tẩu quỷ thần kinh
Đê đầu tầm thụ lai phụng tấn
Trảm phạt trung bình tọa ngưu canh
Long thăng hổ giáng loan xa sát
Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh
Lạc mã bàng phi lai cấp thích
Tứ trung bình tọa phục môn sanh
Đề đao lập bộ - bái tổ y như tiên
Tạm dịch nghĩa:
Bái tổ
Chọc trời đề đao chém ngược về sau
Gió cuồn cuộn thổi, vờ chạy khiến quỷ thần kinh sợ
Ngoái đầu nép cây, lại tiến lên
Chém giữa vòng, ngồi xuống như trâu cày
Rồng lên cọp xuống xoay như vần bánh xe
Nép dấu trốn nằm chim sợ tiếng
Rớt ngựa bay xuống lập tức đâm nhanh
Bốn phía cùng ngồi xuống, về nẻo sống
Đề đao đứng bái tổ như ban đầu
ĐẶC ĐIỂM
Bài sử dụng đại đao, một loại binh khí tương đối ít phổ dụng trong các võ đường hiện nay, thường chỉ truyền dạy cho các môn đồ cao cấp.

Độc Lư Thương

ĐỘC LƯ THƯƠNG

CLIP: Độc Lư Thương
Ảnh minh họa

Độc lư thương là bài thương (giáo) được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chọn lựa từ những năm đầu thế kỷ XXI đưa vào hệ thống 10 bài quốc võ Việt Nam.
LỊCH SỬ
Theo lời kể lại của các lão võ sư vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai), trong khoảng những năm 1770, khi dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ địa nhằm chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn NhạcNguyễn HuệNguyễn Lữ đã biên soạn bài Độc lư thương cho binh sĩ luyện tập. Độc lư ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết một lòng và ý chí không gì chuyển lay của ba anh em nhà Tây Sơn khi đứng lên phất cờ khởi nghĩa, vững chắc như thế 3 chân của một chiếc lư hương. Độc lư còn hàm nghĩa thể hiện ý thức tôn thờ một chủ, đồng lòng quyết tâm ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của từng chiến binh cũng như của toàn thể nhân dân.
Sau khi Tây Sơn suy vi, Độc lư thương vẫn âm thầm được truyền dạy trong chi phái Tây Sơn võ đạo Bình Định tại An Khê. Tuy nhiên, trải những biến thiên dâu bể, nhiều đời lưu truyền trong các võ đường khác nhau nên khó tránh khỏi có những sai lạc trong chiêu thức cũng như những điểm chưa hợp lý trong tính khoa học của bài.
ĐẶC ĐIỂM
Mô phỏng hoàn hảo thần thái của chiếc độc  ba chân cắm cây hương trên các bệ thờ, bài thương thể hiện sự vững chắc liền lạc và kín đáo khi phòng thủ, thần tốc và bất ngờ khi tấn công. Đòn thế của bài liên hoàn hỗ trợ nhau, biểu hiện sự kết hợp hài hòa của binh khí là cây trường thương trong tay người thi triển các đòn thế với thập tam phápthủ phápnhãn phàpthân phápyêu phápbộ phápthức phápđảm phápkhí phápthần phápkình phápcước phápthế pháptâm pháp. Bởi vậy, uy lực của bài chỉ thực sự được phát huy tại những địa thế rộng rãi, nơi chiến địa, và tỏ ra hiệu quả trong quân đội Tây Sơn khi đánh trên lưng ngựa, trênthuyền hay dưới đất.

Tứ Linh Đao

TỨ LINH ĐAO

CLIP: Tứ Linh Đao
Ảnh minh họa

Tứ linh đao là bài đơn đao, được võ sư Kim Kê giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, tổ chức năm 1993 tạiThành phố Hồ Chí Minh, và đã được chọn là một trong những bài quốc võ nhằm đưa bài vào bảo tồn, phát huy và giới thiệu với bạn bè năm châu.
LAI LỊCH
Theo một số thông tin từ phía các nhà chuyên môn trong đó có cả ý kiến của võ sư sáng tạo bài, võ sư Hồ Tường, bài vẫn ít nhiều còn gây tranh cãi khi đưa vào giảng dạy như một trong những bài quốc võ. Bởi vì xuất xứ ban đầu của bài từ môn phái võ lâm Tân Khánh Bà Trà, do võ sư Hồ Tường sáng tạo trên cơ sở bàigươm Lý Thường tương truyền của võ tướng Lý Thường Kiệt và bài Tứ môn đao thuộc môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc, được võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) giới thiệu lần đầu tiên vào chương trình sơ cấp của lớp võ dân tộc huấn luyện tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1979. (Một mặt do quá thích thú và mặt khác muốn nắm vững bài Tứ Linh Đao, võ sư Kim Kê (trong ban huấn luyện lớp Võ Dân Tộc tại Trung Tâm Thể Dục Thể Thao quận 1) đã nhờ võ sư Hồ Tường đến một căn nhà ở đường Châu Văn Liêm (Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) để tận tay chỉ dạy cho võ sư Kim Kê cả tháng trời bài Tứ Linh Đao!) Niên hạn của bài còn quá mới, thêm vào đó, đồ hình chữ thập gợi đến quy phạm phổ biến của các bài võ Thiếu Lâm Nam phái của Trung Quốc, ít nhiều chưa thể tiêu biểu cho võ thuật dân tộc.
LỜI THIỆU
Lời thiệu của bài viết bằng thể thơ lục bát, bao gồm 18 câu:
Hướng Đông chấp thủ nghiêm chào
Chụm về tay phải cầm đao loan liền
Lui chân, tay kéo lên trên
Chém qua trái, phải, vớt liền một phen
Nghiêng về rùa núp lá sen
Chém ngang phát cỏ, bay lên Phượng Hoàng
Đỡ đâm hình dạng kỳ lân
Tréo chân chém dưới, bước lên chẻ đầu
Hướng tây nào khác gì đâu
Hướng Nam xoay vớt bay lên Phượng Hoàng
Đỡ trên chém dưới hai lần
Đao dâng ngang mặt tay sau nhảy chồm
Chém liền hai ngọn dưới trên
Hướng Bắc như thử xoay tròn tứ môn
Tung mình cá vượt vũ môn
Tọa địa hổ giáng phi long theo liền
Trở về bái tổ tiếp liên
Chụm chân tại chỗ tứ linh hết bài.
ĐẶC ĐIỂM
Tên gọi Tứ Linh rất có thể nhằm chỉ 4 loài thú thiêng (Long Lân Quy Phượng) toát lộ cả hình và ý trong các chiêu thức của bài.
Bài sử dụng đơn đao đánh trên đồ hình hình chữ thập lặp lại tại các hướng. Các chiêu thức trong bài gồm trảm, phạt, khắc, đâm, chém, đỡ.

Bát Quái Côn

BÁT QUÁI CÔN

CLIP: Bát Quái Côn
Ảnh minh họa


Bát quái côn là bài côn được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995) chọn đưa vào chương trình quy định chung của võ thuật cổ truyền dân tộc. Hội nghị lần này quy tụ gần 100 võ sưhuấn luyện viên ưu tú của 26 tỉnh thành trong cả nước với yêu cầu chọn được một bài kiếm, một bài quyền và một bài côn. Suốt 11 ngày ròng rã, hội nghị đã cùng nghiên cứu, bình chọn, hoàn chỉnh và đi đến thống nhất được ba bài: Ngọc trản ngân đàiHuỳnh long độc kiếm, và Bát quái côn, trong đó bài Bát quái côn được lựa chọn trong sự thảo luận, đối sánh, cân nhắc với bài Ngũ môn côn.
LỊCH SỬ
Theo lời của võ sư Trương Hùng, người được cho là truyền nhân chính thức của bài và cũng là người có công đưa bài côn giới thiệu ra cả nước, lai lịch của bài côn có thể được xét đến từ những năm 1945, khi một người Việt gốc Hoa là ông Huỳnh Dền chạy giặc vào đất Phú Yên. Tại đây ông lập nghề dệt lụa ở thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hòa. Là người từng nhiều năm theo học võ Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc, ông mở lò võ dạy cho nhiều người. Trong số những học trò của ông có võ sư Trương Hường, chú ruột võ sư Trương Hùng, vừa là người nhà, vừa là người chăm chỉ nhất nên được ông truyền tất cả bí quyết, tinh hoa võ nghệmà ông biết. Bài Bát quái côn được coi là bảo bối của môn phái, chỉ được truyền trong dòng họ, không mở rộng ra bên ngoài. Sau đó Trương Hường dạy lại bài côn này cho những anh em trong họ trong đó có Trương Hùng. Về sau, tư tưởng thoáng hơn, bài côn vượt thoát khỏi nội tộc, được truyền cho những môn sinh có đẳng cấp cao của môn phái, tuy nhiên do sự phức tạp và yêu cầu khá cao như: đam mê, chăm chỉ, chuyên luyện, công phu, thể lực, công lực tốt, tinh thần võ sĩ đạo v.v. khiến nhiều người bỏ cuộc, không theo được tới cùng.
LỜI THIỆU
Phát bản linh thủ, xà vương khai môn
Long du điền hải, điểu thủy đăng thiên
Xuyên sơn định trận, nhất tướng ngũ môn
Bát quái đồng thần, lưỡng kê linh thủ
Vạn phụng như hoa, bát phương loạn xạ
Điểu trá yên phi, thạch thân xuất thế
Tứ Tướng hồi môn, lão tôn loạn đả
Triều bàn bát quái, độc giác chiến xa
Bạch xà long trận, đơn phụng triều dương
Kim thương trá thủ, phi xa yên thạch
Hoành sơn mạng nhện, thần ngư vũ thủy
Trung hải nhất trụ, độc linh yên bái
Tạm dịch nghĩa:
Đưa roi giơ tay, rắn chúa mở cửa
Rồng chơi ruộng biển, chim nước lên trời
Qua núi xem trận, một tướng giữ năm cửa
Tám cõi có thần đồng, tay linh giữ kê
Muôn phượng như hoa, tám phương bắn loạn
Chim giỡn khói bay, người đá ra đời
Lão tôn loạn đánh, bốn tướng về cửa
Nhìn khắp tám cõi, chiến xa một sừng
Rắn trắng trận rồng, một chim phượng ngắm mặt trời
Thương vàng trao tay, cát bay khỏi đá
Núi ngang có màng nhện, cá thần mưa nước
Giữa biển một cột, như một luồng khói
ĐẶC ĐIỂM
Bài sử dụng cây trường côn khá dài tuy thời điểm hiện nay thường được biểu diễn và tập luyện với tề mi côn. Bài bao gồm khoảng 100 động tác linh động, biến ảo, di chuyển trên đồ hình bát quái.
ĐÁNH GIÁ
Võ sư Huỳnh Kim Hồng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Phú Yên, nhận xét: Trong 10 bài quyền bắt buộc tại các cuộc thi quyền của võ cổ truyền ở Việt Nam, “Bát quái côn” có thể coi là đặc sắc nhất, nhì.
Bàn về uy lực và độ khó của bài, võ sư Trương Hùng đánh giá: ...nếu là người “tay ngang” phải theo nghề võ ít nhất 7 năm mới được học, nghĩa là ở trình độ huấn luyện viên trung cấp trở lên mới có thể lĩnh hội được. Người học nếu không chuyên luyện, bỏ chừng 1 tháng là quên ngay.